Gia đoạn năm 1971 – 1975:
1971: VS Trần Tấn Vũ (1) mở lớp VVN tại Sân Vận động Chi Lăng – Đà Nẵng.
1972: VS Trần Tấn Vũ tiếp tục mở tại Trường Kỹ thuật Cao Thắng (cử HLV Ngô Văn Phương – Cảnh sát dã chiến – phụ trách) .
Mùa hè 1972: VS Nguyễn Văn Chiếu đưa đoàn VVN Quy Nhơn về ĐN để biểu diễn tại Đại hội Thể thao quân khu 1 – tổ chức ở sân vận động Chi lăng Đà Nẵng.
1972: tiếp tục phát triển đến Quận III Đà Nẵng – cử HLV Nguyễn Văn Dinh (Quân cảnh) phụ trách.
Đội biểu diễn của VVN Đà Nẵng thời này có:
Đòn chân: Hồ Văn Khanh, Vĩnh Sơn, Lê Văn Phương, Lê Văn Thương
Mã tấu: Hồ Đắc Khanh và Vĩnh Sơn
Song luyện côn: Phan Xuân Anh, Nguyễn Thảo
Song luyện 2: Nguyễn Đình Cảnh, Trần Chí Công
Song đấu: Huỳnh Én, Huỳnh Luyện
Dao găm: Hoàng Ngọc Hùng, Hoàng Liệu
Tam đấu: Hoàng Ngọc Hùng, Hoàng Liệu, Lê Văn Kỳ
Tự vệ nữ: Nguyễn Anh, Ngô Thị Linh
Long hổ quyền pháp: Nguyễn Vân Siêng
Lưỡng nghi kiếm pháp: Lê Phước Dư
Nhào lộn: Hồ Đắc Khanh, Vĩnh Sơn, Lê Phước Dư, Hoàng Ngọc Hùng, Hoàng Ngọc Minh, Lê Sự.
Vật: Phan Minh Thanh, Huỳnh Văn Nghĩa
– Dẫn chương trình: Ngô Xuân Thảo.
1973: Phát triển đến thị xã Hội An tỉnh Quảng nam: HLV Võ Bá Dần
1973: Tam kỳ (tỉnh Quảng Tín cũ) – VS Trần Tấn Vũ và HLV Trần Văn Kỳ
1973: Đại chủng viện Hoà Bình (Công giáo): VS Trần Tấn Vũ và HLV Ngô Xuân Thảo (MP: 0905 320 295)
1973: Sư đoàn 3 Bộ binh: VS Trần Tấn Vũ và HLV Hồ Đắc Khanh
1973: VS Trần Tấn Vũ phát triển VVN ra tp Huế: Hội quán Lửa hồng (Hướng đạo) và cử HLV cao cấp Phan Minh Thanh (MP: 0905 020 790) phụ trách. Trưởng lớp A1 ở đây là MS Nguyễn Lâu (2).
1973: Bến Ngự – Huế (HLV Phan Minh Thanh)
1973: phát triển VVN vào tỉnh Quảng Ngãi và dạy tại các trường Quảng Ngãi như Nghĩa Thục, Sơn Tịnh, Bình Sơn. VVN Đà Nẵng đưa HLV Nguyễn Lâm vào phụ trách.
– Đội biểu diễn tại Đà nẵng có thêm: Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Châu, Ngô Thị Duyên, Hà Ký, Nguyễn Tá, Trần Chí Bình, Trần Chí Thanh,…và bổ sung nhiều tiết mục mới (tứ đấu trói tay, tam đấu nữ,…).
1974: Tháng 9.1974: Phát triển VVN vào trường học (3); Trung tâm Việt Võ đạo Hoa Lư đã cử HLV Hoàng Ngọc Hùng, sinh viên ĐH Huế – là môn sinh lớp A1 của VS Trần Tấn Vũ tại tp Đà Nẵng – phụ trách. Lớp VVN học đường mở tại Trường Cấp III Kiểu mẫu Huế – Đây là loại hình trung học giáo dục tổng hợp đầu tiên của VNCH.
1974: VS Trần Tấn Vũ phát triển Vovinam vào Lực lượng vũ trang và bán vũ trang tp Huế; tháng 10.1974: Mở võ đường cho Tỉnh đoàn Cán bộ Xây dựng nông thôn – Thừa Thiên Huế (cử HLV Hoàng Ngọc Hùng phụ trách) – tại tầng 2 Toà soạn báo Dân (đường Lê Lợi tp huế – nay là Nhà bảo tàng Hồ Chí Minh).
Tháng 3.1975: VS Trần Trấn Vũ được đại biểu các võ phái tại các tỉnh thành thuộc Quân khu I (trước 1975) bầu làm Chủ tịch Liên đoàn quyền thuật Quân khu I.
***
Giai đoạn năm: 1984 – 2006
1984: CLB Y võ dưỡng sinh Đà Nẵng thành lập ngày 28/7/86; VoViNam sinh hoạt trong CLN này cùng với các môn thể dục dưỡng sinh khác. Truởng Bộ môn VoVinam ở đây là HLV Phan Minh Thanh. HLV Phạm Đinh Chương (MP: 0905 499 139) là Chủ nhiệm CLB Y võ dưỡng sinh và trực tiếp tham gia hoạt động huấn luyện VoViNam;
1985: VVN Đà Nẵng đạt huy chuơng vàng (tiết mục Đòn Chân) tại Hội diễn võ thuật toàn quốc lần thứ I – Hà Nội;
1986: Ngày 10/02 – lập Chi hội VVN Đà Nẵng (Chi hội trưởng là VS Phan Minh Thanh; CH Phó kiêm Thư ký: Hoàng Ngọc Hùng; các UV: Ngô Xuân Thảo, Hồ Đắc Khanh, Trần quốc Dũng,…).
Đội biểu diễn giai đoạn này có:
Đòn chân: Hồ Văn Khanh, Nguyễn Tá, Phan Xuân Anh
Dao găm: Hoàng Ngọc Hùng, Phan Xuân Anh
Tự vệ nữ: Phan Minh Thanh, Hoàng Thị Ngọc Diệp
Long hổ quyền pháp: Lê Phước Dư
Lưỡng nghi kiếm pháp: Lê Phước Dư
Tứ tượng côn pháp: Ngô Xuân Thảo
Súng trường: Hoàng Ngọc Hùng
Nhào lộn: Hồ Đắc Khanh, Lê Phước Dư, Phan Xuân Anh, Nguyễn Tá, Hoàng Ngọc Hùng,…
Vật: Phan Minh Thanh, Hoàng Ngọc Hùng.
– Hướng dẫn chương trình: Ngô Xuân Thảo.
Mở lớp VVN tại trường Cấp II Nguyễn Huệ (HLV Lâm Quang Long, bí thư Đoàn Nhà máy Dệt 29/3 đứng tên hợp đồng);
Nhà Văn hóa phường Bình Thuận (HLV Trần Quốc Dũng);
Trường Mẫu giáo Tuổi thơ (HLV Hồ Đắc Khanh);
Trường Tiểu học Phù Đổng (HLV Hồ Đắc Khanh);
Công viên 29. 3 Đà Nẵng (HLV Phan Minh Thanh);
Nhà Thiếu nhi Đà Nẵng (HLV Ngô Xuân Thảo);
Trường Cấp II Cao Thắng (HLV Trần Quốc Dũng);
UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng nam (HDV Nguyễn Nam Sơn);
Trường Trưng Vương Đà Nẵng (HLV Hoàng Ngọc Hùng);
Trường Sư phạm Quảng Nam ĐN (HLV Việt Anh);
Về sau, HLV Trần Quốc Dũng (MP: ) nhận đảm đương huấn luyện tại Nhà VH Thiếu nhi do VS Phan Minh Thanh và Vs Ngô xuân Thảo bàn giao (đây điểm tập lớn nhất của VVN tại tp Đà Nẵng đến nay).
1991: VVN Đà Nẵng đạt HC Bạc tại Giải VVN toàn quốc lần thứ I (tp HCM) – HLV Nguyễn Việt Anh;
2007: – Hiện có 08 Câu lạc bộ VoViNam:
Nhà Thiếu nhi Đà Nẵng: VS Trần Quốc Dũng
Trường Cấp III Trần Phú: HLV Đỗ Đức Thảo
Trường Cấp II Nguyễn Duy Hiệu: VS Phan Minh Thanh , Tran Van Duy( nay chuyen wa phuong Chinh Gian)
Trường Hòa Hải: HLV Lê Kim Hùng
Trường TDTT: HLV Lâm Quang Long
Trung tâm TDTT Quân khu V: VS Phan Minh Thanh ( đã ngưng hoạt động)
An Hải Đông – HLV Phan Đình Vũ
Trường Cấp II Nguyễn Văn Cừ – HLV Lê Đình Trung
Tham gia sinh hoạt VVN Đà Nẵng có:
1 chuẩn hồng đai(VS Trần Quốc Dũng )
5 Hoàng đại III(VS Phan Minh Thanh ,HLV Hồ Đắc Khanh, Hoàng Ngọc Hùng,HLV Lâm Quang Long ,Phan Xuân Anh,
7 hoàng đai II
6 hoàng đai: (Trần Văn Duy, Ngô Trung Kiên, Lê Đình Trung, Đạt,…)
10 huyền đai( ko biết rõ)
Sắp tới thi lên đai thì sẽ có sự thay đổi.
Trưởng ban vận động thành lập Hội VVN Đà Nẵng: HLV Phạm Đình Chương
Trưởng ban huấn luyện: VS Trần Quốc Dũng (MP: 0905 147 242)
__________________________________________________ _________
(1) VS Trần Tấn Vũ hiện ở Kon Tum (ĐT: 060 911456 và 060 825128).
(2) Sau 1975, anh Lâu là giảng viên Bộ môn TDTT tại trường CĐSP Đaklak và có mở lớp VoVinam; anh qua đời vì tai nạn giao thông.
(3) Theo chương trình Việt Võ đạo học đường do VS Trần Huy Phong biên soạn
(4) Các lớp đặc huấn cho:
LL Bảo vệ Cảng Đà Nẵng;
Công an Biên phòng tỉnh Quảng nam Đà nẵng;
Dân phòng UBND phường Vĩnh Trung thành phố Đà Nẵng;
Dân phòng UBND phường Hải Châu Đà Nẵng
Nhân viên Phòng Quản lý Thị trường tp Đà Nẵng;
Công an phường Vĩnh Trung Đà Nẵng;
Công an phường Hải Châu Đà Nẵng;
Kiểm soát quân sự thành phố Đà Nẵng;
Đội Chống buôn lậu – Hải quan Đà Nẵng.
************************************************************
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Vovinam Đà Nẵng
(Phóng viên Cò Con – Đà Nẳng)
Phóng viên cò con xin chào tất cả qúi đồng môn, chúng ta, những ai đã và đang tập luyện Vovinam đều biết và nhớ đến ơn của võ sư sáng tổ của môn phái là cụ Nguyễn Lộc, trân trọng biết ơn làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây đã sinh ra một người con ưu tú, võ sư Nguyễn Lộc là một trong những người Việt Nam đã góp phần to lớn trong việc phát huy văn hoá Việt Nam Trên khắp thế giới
Thưa tất cả các bạn, tôi vốn cũng là một môn sinh của Vovinam, con đường đến với vovinam của tôi cũng không mấy dễ dàng gì, đã từ lâu tôi yêu thích môn võ này vì những nét đẹp của nó, hơn thế nữa đây là môn võ giúp cho chúng ta có một thân thể đanh thép, vững chắc, sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủ khả năng tư vệ. Môn võ này chứa đựng đạo sống của người Việt với triết lý nhân sinh mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam phối hợp với những nét tinh hoa của văn hoá thế giới.Vovinam Việt Võ Đạo rèn luyện cho người học một tinh thần yêu nước, bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, nhân ái, lối sống trong sạch. Nhắc đến vovinam là nhắc đến niềm tự hào của người Việt Nam. Hàn Quốc có Taekwondo, Nhật có Karate, thì Việt Nam chúng ta lại có Vovinam. Trải qua những thăng trầm và biến cố của lịch sử, chiến tranh kéo dài liên miên và ác liệt, Vovinam cũng thăng trầm theo dòng sử Việt. Nhưng hiện nay Vovinam đã phát triển trở lại một cách hùng hậu, Vovinam đã trở thành môn võ yêu thích của đông đảo võ sinh trên thế giới theo học và thi đấu.
Ở Việt Nam, Vovinam cũng đang ngày càng phát triển và đang dần được xây dựng để phát triển thành quốc võ của Việt Nam.
Bản thân cò con tôi là một người con của Thành Phố Đà Nẵng, một thành phố biển của miền trung trung bộ Việt Nam, tuy thành phố của tôi hiện đang phát triển về mọi mặt từ kinh tế,văn hoá,thể dục thể thao..v.v.., trong đó có phong trào võ thuật, nhưng nhìn chung lại thì so với các môn phái khác thì Vovinam của chúng ta còn chưa phát triển mạnh. Là một môn sinh của Vovinam, tôi có một mong muốn là mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển và quảng bá hình ảnh của Vovinam Đà Nẵng. Đó là một nguồn động lực to lớn cho tôi đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu sự phát triển của Vovinam ngay tại thành phố quê hương mình. Và được sự giúp đỡ của thầy tôi là Võ Sư Trần Quốc Dũng và huấn luyện viên hoàng đai II Đỗ Đức Thảo, tôi đã có dịp được biết lịch sử sơ lược về sự hình thành và phát triển của Vovinam Đà Nẵng từ năm 1971 đến nay. Vì vậy, tôi xin mạn phép được nói về điều này với tất cả các anh em đồng môn cùng các thầy võ sư và huấn luyện viên.
Với vovinam Đà Nẵng,giai đoạn từ năm 1971-1975 là giai đoạn “1 thành 10”. Mọi người khi đọc đến đây thì sẽ tự hỏi, thế thì “giai đoạn từ 1 thành 10” là gì. Mời mọi người tiếp tục theo dõi thì sẽ rõ ngay thôi.
Từ Đà Nẵng, Vovinam đến tỉnh Quảng Nam(cũ), Quảng Tín(cũ) và Huế, từ một võ đường tại sân vận động Chi Lăng đã trở thành 10 võ đường, đây được xem như là một kỳ tích của Đà Nẵng trước năm 1975. Và người thầy đầu tiên dạy Vovinam tại Đà Nẵng là võ sư Trần Tấn Vũ, và ngay hiện tại thì các võ sư và huấn luyện viên Vovinam Đà Nẵng vẫn được sự chỉ bảo từ người thầy đầu tiên của mình. Đối với các huấn luyện viên mới (học trò của học trò mình), võ sư Trần Tấn Vũ luôn có sự quan tâm đặc biệt. Ngoài ra lối sống của thầy Vũ được giới võ lâm yêu mến, thầy đã được bầu làm chủ tịch liên đoàn quyền thuật Quân Khu 1, sau năm 1975, thầy về KonTum nhưng vẫn hoạt động Vovinam
Sau năm 1975-1987, trong lúc chờ đợi sự cho phép của chính quyền, một số huấn luyện viên Đà Nẵng đã về thành phố Sài Gòn tìm thầy Chưởng Môn để học thêm. Sau đó,các huấn luyện viên Vovinam Đà Nẵng đã gặp nhau tại một trường trung học để giúp đỡ nhau luyện tập và thu nhận một số võ sinh mới (nơi đây hiện này là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ). Một số huấn luyện viên khác đã nhận võ sinh và dạy tại nhà mình.Trong giai đoạn này, lúc phát triển tốt nhất đã có 6 câu lạc bộ Vovinam. Tuy vậy, Vovinam vẫn chưa là một tổ chức độc lập. Bấy giờ, để có thêm điều kiện phát triển môn phái, các huấn luyện viên Vovinam đã về sinh hoạt với câu lạc bộ Y võ Dưỡng sinh – ở đây có nhiều môn phái và Vovinam là một trong những số đó, người phụ trách câu lạc bộ này là một huấn luyện viên Vovinam . Một thời gian sau, chính quyền cho phép Vovinam Đà Nẵng lập ra một chi hội.
Tính đến nay, trong các câu lạc bộ Vovinam tại thành phố Đà Nẵng thì câu lạc bộ Vovinam tại nhà văn hoá thiếu nhi là nơi dạy Vovinam lâu nhất sau năm 1975. Đến năm 1987, võ sư Trần Quốc Dũng đã tiếp nhận câu lạc bộ này.
Kể từ khi có chi hôi Vovinam, các huấn luyện viên tại đây đã tham gia hội diễn võ thuật tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam và nhận được nhiều huy chương (vàng, bạc, đồng), trong đó thì kỹ thuật dùng chân kẹp cổ là một tiết mục nhận được huy chương vàng. Sau đó, Vovinam Đà Nẵng được đi biểu diễn tại Campuchia, và tham gia các lần biểu diễn do ngành thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức.
Vovinam Đà Nẵng và Vovinam những nơi khác có quan hệ với nhau như những anh chị em trong một gia đình lớn.
Hằng năm,vào ngày qua đời của vị võ sư sáng lập Vovinam(ngày 04 tháng 4 âm lịch),các võ sư và huấn luyện viên Đà Nẵng thường gặp nhau để làm lễ tưởng niệm. Việc giao hữu giữa các gia đình võ sư và huấn luyện viên (nhất là giữa các bà vợ của họ) cũng được chú ý.
Vovinam luôn nhận được sự giúp đỡ từ phía Vovinam Nha Trang – Khánh Hòa. Cố võ sư Nguyễn Bá Thuận và võ sư Lư Quang Đức hiện nay của Hội Vovinam Khánh Hoà vẫn dành cho Vovinam Đà Nẵng những sự giúp đỡ quý báu. Ngoài ra, Vovinam thành phố Sài Gòn cũng dành cho Vovinam Đà Nẵng nhiều tình cảm và việc bồi dưỡng võ thuật cho huấn luyện viên Đà Nẵng là một ví dụ.
Năm 1992,hội Vovinam thành phố Hồ Chí Minh đã gởi thông báo về giải Vovinam toàn quốc lần thứ 1 và thông báo tập huấn trọng tài. Được sự cho phép và nguồn kinh phí từ sở TDTT, đoàn vận động viên Đà Nẵng đã luyện tập và tham dự giải, và kết quả đạt được là huy chương bạc giải đối kháng và huy chương đồng giải quyền.
Vovinam Đà Nẵng cũng đã được đón tiếp các vị khách quý,như thầy chưởng môn Lê Sáng, các thầy từ tổ đường Việt Võ Đạo, ngoài ra còn có các vị khách nước ngoài đến từ Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ.
Noi gương sáng tổ và các vị võ sư tiền bối đã đưa Vovinam đến với các cơ quan công quyền, Vovinam Đà Nẵng đã rất chú ý đến với các cơ quan công quyền,Vovinam Đà Nẵng rất chú ý đến việc đưa môn võ này đến với các lực lượng vũ trang của nhà nước. Ví dụ như Vovinam Đà Nẵng đã có một chương trình huấn luyện đặc biệt (còn gọi là chương trình “Đặc Huấn” trong 220 giờ) cho lực lượng kiểm soát quân sự Đà Nẵng, ngoài ra còn có các lớp đặc huấn dành cho lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ cảng Đà Nẵng,cho lực lượng biên phòng Quảng Nam, hải quan Đà Nẵng, đội quản lý thị trường, dân quân tự vệ, công an.
Năm 2002, Vovinam Đà Nẵng có 3 võ sư tham gia vào ban tổ chức giải Vovinam cho thiếu nhi toàn quốc – theo kế hoạch của nhà nước Việt Nam (gọi là ”liên hoan Búp Sen Hồng”)
Và tính đến nay, có 4 thế hệ huấn luyện viên xuất thân từ Đà Nẵng
Trên đây là những gì tôi được biết về lịch sử hình thành và phát triển của thành phố quê hương tôi,xin được chia sẻ cho các bạn đồng môn và các thầy. Qua bài này, tôi mong những ai là người tập Vovinam xuất thân là người con của Đà Nẵng thì mong mọi người hãy hết sức đóng góp cho sự phát triển của Vovinam Đà Nẵng chúng ta
Sau đây là câu đối của Vovinam Đà Nẵng mà tôi rất thích:
“Sư đệ giao tâm hoà hiệp thiên địa nhân”
“Bằng hữu tri âm đồng qui châu thiện mỹ”
Có nghĩa là“Thầy trò nên dùng tấm lòng để đối xử với nhau và đưa nhau hoà với trời,đất,người.
Là bạn tốt của nhau thì hãy giúp đỡ nhau làm điều đúng,điều thiện,điều đẹp cho cuộc đời
(Theo Vovinam Đà Nẳng)