Bộ tấn trong Võ cổ truyền Việt Nam

Gồm có 3 bộ tấn: Thượng bộ tấn, trung bộ tấn và hạ bộ tấn.

1. Thượng bộ tấn:

– Lập tấn: Tư thế đứng thẳng (nghiêm), hai mũi bàn chân mở hình chữ “V”, hai gót chân sát nhau, hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông.

– Hạc tấn: Là tấn đứng theo tượng hình con Hạc đứng 1 chân.

    Kỹ thuật hình Hạc tấn: Chân trái làm trụ thẳng, chân phải co, hợp thành góc co 900, bàn chân phải hướng về phía trước, bàn chân phải song song với mặt đất, hai tay cuộn quyền kéo về thủ hai bên hông.

2. Trung bộ tấn:

– Trung bình tấn: Tư thế hai chân rộng khoảng hai lần vai, hai gối khuỵu xuống thấp (nhưng ở tư thế trung bình), hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông.

Kỹ thuật lập thành trung bình tấn :

+ Từ tư thế lập tấn (hai chân sát nhau) mở ra 4 lần bàn chân rồi khuỵu hai gối xuống.

+ Từ tư thế “Hạ mã” (1 chân ngồi, 1 chân duỗi thẳng) rồi đứng lên lập thành trung bình tấn (nhưng tư thế này hơi rộng).

– Đinh tấn: Tư thế đứng theo hình tượng chữ đinh “J”.

    Kỹ thuật lập thành Đinh tấn: Chân trước gập, mũi bàn chân trước xoay hướng vào trong, chân sau thẳng, mũi bàn chân sau nghiêng một góc nhỏ, tư thế người thẳng, hai tay thủ hai bên hông, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng hai vai.

– Trảo mã tấn: Tư thế đứng nhón gót chân trước, chân sau hơi khuỵu, trọng lượng dồn vào chân sau (trọng lượng dồn vào chân sau 8 phần, chân trước 2 phần, hoặc chân trước 7, sau 3).

– Miêu tấn: (Tấn con mèo) Tư thế của miêu tấn hình thành theo cách 2 chân khép kín kể cả hai bàn chân, hai gối hơi khuỵu xuống, vai giữ ngang, lưng thẳng hai tay cuộn thành nắm quyền kéo về thủ hai bên hông.

– Xà tự tấn: (Tấn chéo) Tư thế của Xà tự tấn hình thành bằng cách hai chân bắt chéo nhau thành chữ “X”, gối sau ép vào phía sau của của khớp gối chân trước, hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông.

3. Hạ bộ tấn:

– Hạ mã tấn: Tư thế của hạ mã tấn giống trung bình tấn nhưng vị trí lập thành phải khuỵu hai chân trụ thật thấp, hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông. Trọng tâm cơ thể nằm giữa hai chân.

– Tọa tấn: Tư thế lập thành tọa tấn là ngồi hẳn trên 1 chân, chân còn lại co ép sát vào thân người (chân xếp để ngồi trên mặt đất, lưng bàn chân úp xuống đất), hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông.

– Quy tấn: Tư thế lập thành Quy tấn là một chân quỳ gối chạm đất, lưng bàn chân úp xuống mặt đất, mũi bàn chân hướng về phía sau, chân còn lại gối co hợp thành một góc 900, hai tay quyền cuộn kéo về thủ hai bên hông.

– Ngọa tấn: Tư thế lập thành Ngọa tấn giống như tư thế lộn người (lăn người) về phía trước trên chiều nghiêng phía sau của một vai (không để phần đầu chạm đất khi thực hiện kỹ thuật Ngọa tấn).

Bộ Tấn di chuyển:

Bộ tấn di chuyển này có ưu điểm là :

    1. Bắt đầu ở điểm nào sau khi di chuyển lại trở về điểm đấy và chỉ di chuyển trên một hình vuông nên có thể huấn luyện cho một số đông võ sinh đồng diễn mà không mất nhiều diện tích sân tập.

    2. Mỗi thế tấn được lặp lại một lần ở phía ngược lại nên tập đều cả 2 chân.

    3. Sự chuyển đổi từ tấn này sang tấn khác hợp lý, thuận chiều, về hình thức tạo ra sự mạch lạc không bị rối.

Diễn giải chuyển tấn:

A. Lượt đi :

Chuẩn bị ở vị trí A: Đứng thẳng 2 chân khép, 2 tay buông xuôi 2 bên thân.

– Lập tấn: ( Kéo 2 nắm tay lên thủ hai bên hông) ở điểm A.

– Miêu tấn: tại điểm A.

– Trung bình tấn: Bước chân trái sang điểm B.

– Đinh tấn: Xoay qua bên trái.

– Trảo mã tấn: Chân phải bước lên điểm G .

– Xà tự tấn: Chân phải bước lên điểm C.

– Hạc tấn: Co chân phải, chân trái vẫn ở điểm C.

– Tọa tấn: Ngồi xuống tại điểm C.

– Quy tấn: Chân phải lùi về điểm D.

– Hạ mã tấn (nhìn hướng sau): Xoay qua trái, lùi chân trái về điểm E.

B. Lượt về :

– Lập tấn: Chân trái bước về điểm D.

– Miêu tấn: Tại điểm D.

– Trung bình tấn: Bước chân trái sang điểm C.

– Đinh tấn: Xoay qua bên phải.

– Trảo mã tấn: Chân phải bước lên điểm G.

– Xà tự tấn: Chân phải bước lên điểm B.

– Hạc tấn: Co chân trái, chân phải vẫn ở điểm B.

– Tọa tấn: Ngồi xuống tại điểm B.

– Quy tấn: Chân trái lùi về điểm A .

– Hạ mã tấn: Xoay qua phải, chân phải về điểm H.

Kết thúc di chuyển tấn ở vị trí A :

    Đứng lên chân phải bước về điểm A, hai chân khép sát nhau, lưng và hai chân đều thẳng, hai tay buông xuôi hai bên thân, điều hòa hơi thở sâu, đều, êm theo phương pháp thở bụng.

Related Posts
Biểu diễn: Quyền Nhật Nguyệt Đại Đao -Vovinam

Nhật Nguyệt Đại Đao Quyền -Vovinam Biểu diễn: HUỲNH KHẮC NGUYÊN, DUY KHÁNH, VĂN SƠN (VÔ ĐỊCH QUỐC GIA 2019) Read more

Biểu diễn: Quyền Song Dao Pháp – Vovinam

Song Dao Pháp Quyền, Huy Chương Vàng Giải Vô Địch Trẻ Vovinam Toàn Quốc 2023 Song Dao Pháp là Bài Quyền Read more

Lão Mai Quyền – Phóng sự VTV

https://youtu.be/VvYLthjY3W0?si=nqWFCR3Zm65oz7SG

HÙNG KÊ QUYỀN: Lời Thiệu và Lịch sử

Võ Sư Ngô Bông(Ngo Bong Master) - Tên gọi : Hùng Kê Quyền. - Nguồn gốc : Tây Sơn - Read more

Để lại một bình luận