Thủ pháp, tất pháp và cước pháp trong Võ cổ truyền Việt Nam

Kỹ thuật thủ pháp hình thành như sau: Gồm có 4 bộ.

1. Bộ thôi sơn: kỹ thuật đánh bằng nắm đấm có 05 phần.

– Thôi sơn quyền: Kỹ thuật đòn đấm thẳng.

– Đăng sơn quyền: Kỹ thuật đấm sốc từ dưới lên.

– Hoành sơn quyền: Kỹ thuật đấm móc vòng từ ngoài vào.

– Bạt sơn quyền: Kỹ thuật đánh bạt từ trong ra.

– Giáng sơn quyền: Kỹ thuật đánh bằng quả đấm từ trên xuống.

   Ngoài ra còn: Hồng ánh (đánh bằng đốt thứ 2 còn ngón trỏ, ngón cái cặp sát ngón trỏ)

2. Bộ cương đao: Kỹ thuật sử dụng cạnh bàn tay có 05 phần.

– Cương đao phá (trảm) thạch: Kỹ thuật chém cạnh bàn tay thẳng từ trên xuống.

– Cương đao trảm mộc: Kỹ thuật chém xéo xuống 450.

– Cương đao lìa cành: Kỹ thuật chém vớt ngược lên 450.

– Cương đao phạt mộc: Kỹ thuật chém ngang bằng cạnh bàn tay từ trong ra ngoài.

– Cương đao phạt thảo: Kỹ thuật chém bằng cạnh bàn tay giữa từ ngoài vào trong.

3. Bộ phượng dực: Kỹ thuật sử dụng cùi chỏ có 07 phần.

– Phượng dực ẩn long: Kỹ thuật đánh chỏ cắm từ trên xuống.

– Phượng dực loan đài: Kỹ thuật đánh chỏ từ dưới ngược lên trên.

– Phượng dực kim chung: Kỹ thuật đánh chỏ thúc ngang.

– Phượng dực bạt phong: Kỹ thuật đánh chỏ tạt từ ngoài vào.

– Phượng dực bạt hổ: Kỹ thuật đỡ bằng chỏ tạt đứng từ ngoài vào.

– Phượng dực hoành phong: Kỹ thuật đánh chỏ lật ngược ra phía sau.

– Phượng dực thần xà: Kỹ thuật đánh chỏ thúc ra phía sau.

4. Bộ thú chỉ: Kỹ thuật sử dụng các ngón tay có 5 phần.

– Nhất dương chỉ: Kỹ thuật tấn công bằng 1 ngón tay (ngón tay trỏ)

– Song chỉ thu chân: Kỹ thuật sử dụng 2 ngón tay trỏ và giữa cùng một lúc, mở 2 ngón hình chữ “V”

– Tam chỉ ấn nguyệt: Kỹ thuật áp dụng 3 ngón tay (ngón cái, trỏ, giữa) cùng một lúc để tấn công hoặc ấn vào các huyệt đạo.

– Tứ chỉ trường xuyên: Kỹ thuật đâm thẳng bằng 4 ngón tay khép kín.

– Ngũ chỉ thu đào: Kỹ thuật sử dụng 5 ngón tay, các ngón tay duỗi thẳng, hở cách nhau.

Kỹ thuật tất pháp hình thành như sau:

Tất pháp: Kỹ thuật sử dụng các đòn đánh của đầu gối có 4 phần

– Trực tiêu: Kỹ thuật đánh gối từ dưới lên.

– Xuyên tiêu: Kỹ thuật đánh gối xéo từ ngoài vào.

– Chấn tiêu: Kỹ thuật đánh gối trấn xuống.

– Phi tiêu: Kỹ thuật đánh gối bay, gối trước kéo gối sau bay lên.

Kỹ thuật cước pháp hình thành như sau:

    Cước pháp: Kỹ thuật sử dụng bàn chân để hình thành các đòn đá. Có 2 bộ tiền cước và hậu cước.

1. Bộ tiền cước: Kỹ thuật các đòn đá về phía trước có 8 phần.

– Kim tiêu cước: Kỹ thuật đá đâm mũi bàn chân về phía trước.

– Long thăng cước: Kỹ thuật đá hất gót chân từ dưới lên trên.

– Đảo sơn cước: Kỹ thuật đá vòng cầu bằng lưng bàn chân hoặc ống chân.

– Bàng long cước: Kỹ thuật đá tống ngang ra bằng cạnh bàn chân.

– Tảo địa cước: Kỹ thuật đá quét Tảo.

– Trực tiêu cước: Kỹ thuật đá tống ra trước bằng ức bàn chân.

– Lôi phong cước: Kỹ thuật đá nện gót chân từ trên xuống.

– Tảo phong cước: Kỹ thuật đá quét lòng bàn chân từ ngoài vào trong gọi là tảo phong thuận, kỹ thuật đá tạt một phần lưng và cạnh bàn chân từ trong ra ngoài gọi là tảo phong nghịch.

2. Bộ hậu cước: Kỹ thuật đá về phía sau có 5 phần.

– Hổ vĩ cước: Kỹ thuật đá mũi chân về phía sau.

– Câu liên cước: Kỹ thuật đá móc gót chân về phía sau.

– Nghịch lân cước: Kỹ thuật đá tống nghịch bằng cạnh hoặc gót chân về phía sau.

– Lưu vân cước: Kỹ thuật đá móc gót vòng 3600.

– Nghịch mã cước: Kỹ thuật chống 2 tay xuống đất đá nghịch gót chân lên phía sau bằng 1 hoặc 2 chân.

Related Posts
Biểu diễn: Quyền Nhật Nguyệt Đại Đao -Vovinam

Nhật Nguyệt Đại Đao Quyền -Vovinam Biểu diễn: HUỲNH KHẮC NGUYÊN, DUY KHÁNH, VĂN SƠN (VÔ ĐỊCH QUỐC GIA 2019) Read more

Biểu diễn: Quyền Song Dao Pháp – Vovinam

Song Dao Pháp Quyền, Huy Chương Vàng Giải Vô Địch Trẻ Vovinam Toàn Quốc 2023 Song Dao Pháp là Bài Quyền Read more

Lão Mai Quyền – Phóng sự VTV

https://youtu.be/VvYLthjY3W0?si=nqWFCR3Zm65oz7SG

HÙNG KÊ QUYỀN: Lời Thiệu và Lịch sử

Võ Sư Ngô Bông(Ngo Bong Master) - Tên gọi : Hùng Kê Quyền. - Nguồn gốc : Tây Sơn - Read more

Để lại một bình luận