ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG ĐẲNG CẤP ĐAI ĐẲNG LIÊN ĐOÀN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Thời gian qua, hệ thống đai đẳng Võ Cổ truyền Việt Nam là vấn đề đang được dư luận trong giới võ thuật quan tâm, tuy với với nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục đích chung là đóng góp cho hệ thống đai đẳng Võ Cổ truyền được hợp lý và hoàn thiện, tạo tiền để để phát triển môn Võ Cổ truyền trong và ngoài nước.

Qua nghiên cứu và kế thừa các hệ thống đai đẳng của Võ Cổ truyền Việt Nam trong thời gian qua, tham khảo hệ thống đai của các môn võ Karate, Teakwondo, Judo và Vovinam, tôi xin đề xuất xây dựng hệ thống đai Võ Cổ truyền Việt Nam cụ thể như sau:

  1. Hệ thống đai gồm có 22 cấp, đều có logo Võ Cổ truyền Việt Nam được gắn trên một đầu đai.
  2. Màu sắc: Trong logo Võ Cổ truyền cũng có 02 biểu tượng Âm dương thái cực, biểu thị cho nền tảng triết lý, quy luật vận hành của Võ Cổ truyền nên hệ thống đai sẽ gồm 05 màu, được xếp theo thứ tự, ứng với quy luật tương sinh của ngũ hành, gồm: Đen => Xanh => Đỏ => Vàng => Trắng.
  3. Đẳng cấp: Mỗi màu đai cơ bản sẽ có 04 cấp, mỗi cấp liền sau sẽ thêm 01 đẳng với màu đẳng là của màu đai liền sau. Thể hiện quy luật khi tăng về “lượng” (sự cố gắng, phấn đấu, tiến bộ trong học võ) sẽ dẫn đến sự thay đổi về “chất” (sẽ đổi màu đai).
  4. Đai Chuẩn Võ sư vẫn giữ hình dạng cũ, Đai trắng trơn.
  5. Các cấp đai Võ sư: Các đai này vẫn giữ nét truyền thống là Đai trắng tua, nhưng riêng từng cấp Đai sẽ có đặc điểm nhận dạng riêng, cụ thể: Đai võ sư (Cấp 18) vẫn giữ hình dạng Đai trắng tua truyền thống; từ cấp 18 trở lên sẽ có thêm viền xanh (cấp 19), viền đỏ (cấp 20), viền vàng (cấp 21) kèm theo Tua sẽ có 02 màu, 03 màu, 04 màu. Riêng cấp đai Đại Võ sư sẽ có viền ngũ sắc và tua ngũ sắc.
  6. Về các danh xưng trong hệ thống đai từ “Võ sinh”, “Trợ giáo”, “Huấn luyện viên”, “Chuẩn Võ sư”, “Võ sư”, “Chuẩn Đại Võ sư”; “Đại Võ sư”, cũng đảm bảo danh xưng vừa phải, khiêm tốn.
  7. Phân cấp:
  • Từ cấp 01 đến cấp 12 là “Đẳng cấp cơ sở”, do Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền các tỉnh thành phố giảng dạy, hướng dẫn, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận.
  • Từ cấp 12 đên cấp 22 là “Đẳng cấp quốc gia” do Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận.

Trên đây là vài nghiên cứu, tổng hợp của cá nhân, kính mong sự quan tâm xem xét của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam và quý lãnh đạo, quý Đại võ sư, võ sư để sớm xây dựng được hệ thống đai đẳng hoàn chỉnh, có sự đồng thuận cao trong giới Võ Cổ truyền, làm tiền đề để phát triển sâu rộng môn võ dân tộc Việt Nam trong thời gian tới./.

Võ sư Võ Bình Thới.

Related Posts
75 VĐV tranh tài tại Giải võ cổ truyền, vovinam TP Đà Nẵng

Tại Cung thể thao Tiên Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng vừa tổ chức khai mạc giải Read more

Biểu diễn: Ngọc Trản Quyền(Ngọc Trản Ngân Đài) – Võ Cổ Truyền

Ngọc trản ngân đài (chén ngọc trên đài bạc) hay Ngọc trản quyền, là bài quyền được Hội nghị chuyên Read more

Danh sách 10 bài quyền Quốc gia của Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam

Võ cổ truyền là tên gọi đại diên cho nền Võ thuật Việt Nam bao gồm hàng trăm Môn phái Read more

Biểu diễn: Tứ Linh Đao – Võ Cổ Truyền #1

Tứ Linh Đao là bài đơn đao, được Võ sư Kim Kê giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn toàn Read more

Trả lời